Pages

Được tạo bởi Blogger.

14/11/13

Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng SPF nuôi thương phẩm trong bể composit trong nhà (Litopenaeus vannamei)

NHẤP CHUỘT VÀO TIÊU ĐỀ BÀI VIẾT ĐỂ TẢI BÀI ĐẦY ĐỦ (PDF) VỀ MÁY TÍNH
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nuôi quan trọng trên thế giới với sản lượng chiếm khoảng 90% sản lượng tôm nuôi (Wurmann và cs., 2004). Ở Việt Nam, tôm chân trắng mới được di nhập từ năm 2002 nhưng đã nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi chính do có ưu điểm vượt trội hơn so với tôm sú bản địa về tốc độ sinh trưởng nhanh và thời gian nuôi ngắn (Vũ Văn In và cs., 2012). Tuy nhiên, sau những thành công ban đầu, dịch bệnh đã bắt đầu xuất hiện và gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi (Vũ Văn In và cs., 2012). Một trong những nguyên nhân chính là do tôm giống kém chất lượng và có thể bị nhiễm mầm bệnh trước khi thả nuôi (Tổng cục thủy sản, 2012). Do đó, muốn phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững phải tạo ra được nguồn tôm giống có chất lượng tốt và sạch bệnh để cung cấp cho người nuôi. Tôm sạch bệnh không những có tốc độ sinh trưởng cao hơn mà còn có hệ số thức ăn thấp hơn nhiều so với tôm giống thông thường (Wyban, 2009).

Nuôi tăng trưởng từ tôm giống lên tôm thương phẩm là một giai đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất giống tôm chân trắng SPF. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm trong giai đoạn nuôi tăng trưởng như môi trường (Scarpa và Vaughan, 1998; McGraw và cs., 2002), thức ăn (Daranee và Davis, 2011; Markey, 2007) và mật độ nuôi (Ponce-Palafox và cs., 2010; Marcelo và cs., 2008). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng và năng suất của tôm, Mena-Herrera và cs. (2006) cho rằng tôm nuôi ở mật độ cao cho sản lượng cao hơn tôm nuôi ở mật độ thấp nhưng tỷ lệ sống và cỡ tôm thu hoạch lại nhỏ hơn. Nhiều công trình nghiên cứu nuôi tôm chân trắng trong ao ngoài trời đã đề cập tới các mật độ nuôi khác nhau như: 130-150 PL10/m2 (Nyan Taw, 2010); 50-70 PL15/m2 (Mena-Herrera và cs., 2006); 75 PL15/m2 (Onanong và cs., 2006); 50-60 PL15/m2  (Thông tin Khoa học thủy sản số 4, 2002); 35 PL30/m2 (Daranee và Davis, 2011); 90-180 PL8/m2 trong điều kiện nước ngọt (Marcelo và cs., 2008); 50 - 61 PL15/m2 (Balakrishnan và cs., 2011); 17 - 45 PL15/m2 (Sookying và cs., 2011); 150 PL15/m2(FAO, 2004) và 10 - 40 PL15/m2 trong bể composit (Sandifer và cs., 2007). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm giai đoạn từ PL15 lên cỡ thương phẩm trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm giai đoạn từ PL15 lên cỡ thương phẩm trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học là rất cần thiết để tìm ra mật độ nuôi thích hợp, nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống tôm chân trắng SPF. Đây cũng là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất tôm chân trắng bố mẹ SPF.

Thí nghiệm được bố trí ở ba mật độ khác nhau: 40, 60 và 80 PL15/m2 trong bể composit 4m2 trong nhà đối với tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) sạch bệnh (SPF) giai đoạn nuôi thương phẩm trong thời gian 75 ngày. Nhiệt độ dao động từ 28 - 31ºC, độ mặn từ 20-24‰, nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, sử dụng thức ăn CP có hàm lượng đạm 38%, cho ăn ngày 4 lần, khẩu phần ăn hàng ngày 10-15% khối lượng thân tùy theo khả năng tiêu thụ thức ăn thực tế của tôm, thay nước định kỳ 50%/tuần. Kết quả tăng trưởng về khối lượng ở mật độ 40 con/m2 đạt cao nhất (1,54 g/tuần), tiếp đến là mật độ 60 con/m2 (1,47 g/tuần) và thấp nhất ở mật độ 80 con/m2 (1,16 g/tuần). Tương tự như trên, tỷ lệ sống cao nhất ở lô 40 con/m2 (79,7 ± 2,6%) và thấp nhất ở lô 80 con/m2 (70,3 ± 3,3%; P<0,05) nhưng không có sự sai khác đáng kể giữa hai mật độ 40 con/m2 (79,7 ± 2,6%) và 60 con/m2 (78,7 ± 2,9%; P>0,05). Hệ số phân đàn của tôm nuôi ở mật độ 40 con/m2 (7,27 ± 1,52%) và 60 con/m2 (8,22 ± 2,5%) thấp hơn đáng kể so với lô mật độ 80 con/m2 (12,9 ± 2,7%; P<0,05). Tuy nhiên, không có sự khác nhau đáng kể về hệ số thức ăn (FCR) ở 3 mật độ thí nghiệm (P>0,05). Các mẫu tôm phân tích đều âm tính với mầm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Taura (TSV), bệnh còi (MBV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô (IHHNV).

Effect of Stocking Density on Growth Rate and Survival of White Leg Shrimp, Litopenaeus Vannamei, Raised on Indoor Composite Tanks 

The effect of stocking density of white leg shrimp SPF (Litopenaeus vannamei) was carried out at different density of 40, 60 and 80 PL15/m2 for 75 days. Each treatment was replicated three times in 4m2 indoor composite tank system and feeding ratio of 10-15% body weight with CP pellets containing 38% crude protein and four times a day. During the experiment, water temperature varied between 28 and 31ºC, whereas salinity ranged from 20-24‰ in biosecurity condition. Water in the culture tanks was renewed 50% weekly. The highest growth rate in weight was found in treatment of 40 heads/m2 (1.54 g/week), followed by 60 heads/m2 (1.47 g/week) but the rate for 30 heads/m2 (1.16 g/week) was lowest. Similarly, the survival rate of shrimp stocking at 40 heads/m2 ranked highest (79.7 ± 2.6%), followed by 60 heads/m2 (78.7 ± 2.9%) and the lowest rate for the 80 heads/m2 (70.3 ± 3.3%; P<0.05). Nevertheless, there was no significant difference in the survival rate between shrimp raised at 40 heads/m2 and 60 heads/m2 (P>0.05). Size variation (CV) for 40 heads/m2 (7.27 ± 1.52%) and 60 heads/m2 (8.22 ± 2.5%) were considerably lower than that for 80 heads/m2 (12.9 ±2.7%; P<0.05). However, there was no considerable disparity in feed conversion rate among the three treatments (P>0.05). All shrimp sample tissues were found negative for WSSV, YHV, TSV, MBV and IHHNV.

Nguồn tin: Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn Sáng, Nguyễn Viết Vương, Nguyễn Quang Tuất, Đặng Thị Dịu, Đoàn Thị Nhinh, Trần Thế Mưu, Vũ Văn In. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013. Tập 11, số 2: 223-229

5/11/13

Phương pháp tiếp cận thực tế: Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong trại nuôi tôm


A. Phương pháp tiếp cận thực tế: Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong trại nuôi tôm
Một căn bệnh tôm mới nổi lên được biết đến như là hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay hội chứng hoại tử tuyến gan tụy cấp (AHPNS) đã được báo cáo là nguyên nhân mất mát đáng kể cho các trại tôm ở Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010) và Malaysia (2011). Gần đây tại Thái Lan (2012), hội chứng đó đã được báo cáo có ảnh hưởng đến trại tôm phía Đông và các tỉnh thành phía Nam vịnh Thái Lan. Căn bệnh cũng ảnh hưởng đến cả hai loài tôm sú (Peanaeus monodo) và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (vannamei) và được định rõ đặc điểm bởi tỷ lệ chết hàng loạt (một vài trường hơp lên tới tỷ lệ 100%) trong suốt quá trình 20-30 ngày đầu tiên nuôi trồng (giai đoạn thả giống ấu trùng ra ao nuôi thương phẩm) liên tục ảnh hưởng đến tôm cho thấy tuyến gan tụy không bình thường, điều đó làm tôm teo lại, màu nhạt, vỏ mềm và cơ trắng dẫn đến việc tôm hấp hối chìm xuống đáy ao.
Các loài vi khuẩn khác nhau, đã được tách biệt tôm, như thể thực khuẩn và ký sinh trùng sống theo nhóm cũng được tìm thấy. Tuy nhiên, cho đến nay vài nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác hội chứng EMS bởi vì tiên đề Koch không thể trình bày rõ. Khi mà vi sinh vật được tìm thấy trong cơ thể tôm bệnh được tách biệt, nuôi cấy và sử dụng để chủng ngừa tôm khỏe mạnh từ ao hồ được đặt chung một bể với tôm bệnh EMS trong phòng thí nghiệm, tôm khỏe mạnh không còn bị hội chứng EMS. Đó không phải là một căn bệnh lây nhiễm nghiêm trọng như hội chứng vi-rút tôm chân trắng hay vi-rút tôm đầu vàng.
Hầu hết tôm chết trong vòng 30 ngày giai đoạn thả ấu trùng, điều đó giống như là một nguyên nhân chính gây EMS là hậu ấu trùng không khỏe. Một lượng lớn vi khuẩn Vibrio được tìm thấy trong tuyến gan tụy của tôm đang chết dần, thông thường EMS xuất hiện trong ao không được chuẩn bị tốt vào thời điểm có mưa lớn và liên tục. Một nghiên cứu mở rộng ở những ao tôm mắc EMS và những ao gần khu vực không có EMS, thực hiện từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2012, dẫn đến một số thông tin có thể giúp người nuôi tôm ngăn chặn EMS.
1. Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh
Người nuôi tôm nên thả tôm giống ít nhất là là loại Post 10 (PL 10) nếu đang sử dụng nước mặn bình thường trong ao, nhưng nếu nước có độ mặn dưới 15 ppt, nên thả tôm giống lớn hơn PL 10. Tôm giống lúc này đã hình thành gan tụy hoàn toàn. Tôm phải có kích thước lớn, đậm màu, và có trọng lượng lớn khi quan sát dưới kính hiển vi với giọt lipid. Tỉ lệ cơ thịt từ ruột đến đốt bụng thứ 6 nên lớn hơn 4:1. Chọn nguồn gốc tôm giống ở các trại ương giống với mật độ bình thường khoảng 100.000 – 150.000 ấu trùng nauplius/m3, không quá dày, và giai đoạn ương giống không dùng thuốc kháng sinh.
Khi biết được nhiệt độ nước trong suốt quá trình ương nuôi tôm giống sẽ có lợi hơn. Khi nhiệt độ thấp tôm giống có thể ăn ít hơn, yếu hơn và phát triển chậm. Nếu có thể đánh giá chất lượng của tôm giống, phương pháp này còn được dùng để đánh giá tôm sú giống, tính cả tổng lượng lipid và vi khuẩn Vibrio trong gan tụy.
2. Chuẩn bị ao và nguồn nước
Phải khử trùng nguồn nước ở những nơi đã có sự bùng phát của EMS hoặc virus gây hội chứng đốm trắng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm Chlorine (calcium hypochlorite) ở mức nồng độ được khuyến cáo hoặc sử dụng hóa chất khử trùng khác. Không được sử dụng thuốc trừ sâu như Trichlorfon hoặc cypermenthrin (một pyrethroid tổng hợp) để tiêu diệt các sinh vật mang vi-rút trên tôm hoặc cua tự nhiên – vì thuốc trừ sâu không thể loại bỏ hết nguồn nước đã nhiễm bệnh – nguyên nhân tạo nên hệ vi sinh vật gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Đối với nguồn nước có nhiều chất lắng đọng, nên để lắng nước trong một thời gian trước khi được bơm vào ao tôm để xử lý.
3. Hạn chế những điều kiện gây bệnh cho Tôm

3.1. Độ pH của nước không nên quá thấp trong tháng đầu tiên
Không thêm quá nhiều chế phẩm sinh học hoặc vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất hữu cơ ở giai đoạn đầu của thời gian nuôi hoặc giai đoạn chuẩn bị nguồn nước để giữ sạch nước trong giai đoạn này. Cẩn thận khi thêm vi sinh vật có lợi để làm giảm độ pH của nước để ngăn ngừa vi khuẩn Vibrio phát triển hoặc làm giảm độc tính của amoniac. Độ pH của nước thấp hơn 7,5 vào buổi sáng có thể làm nguy hại cho tôm. Tôm nuôi trong ao bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn. Nếu có mưa lớn trong nhiều ngày, độ pH của nước sẽ giảm. Độ kiềm của nước cũng sẽ giảm xuống, vì thực tế nước mưa không có độ kiềm và độ pH của nước mưa là 6,8-6,9. Lượng mưa nhiều hơn theo chu kỳ là nguyên nhân làm cho độ pH và độ kiềm của nước giảm. Ở một số nơi, như Rayong, Chantaburi, và các tỉnh Chachoengsao (phía Đông Thái Lan), vào những thời điểm khi nhiều tôm chết do EMS, trời mưa gần như hàng ngày. Phần lớn tôm chết có thân trở nên mềm và thịt chuyển sang màu trắng. Cùng một vấn đề với EMS trường hợp tôm chết sau khi mưa lớn đã được báo cáo trong tỉnh thành phía Nam Thái Lan trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012. Khi tôm giống được thả vào ao nuôi, độ pH nước nên vào khoảng 8,8 ± 0,2, vì đây là độ pH của nước bình thường tại các trại giống. Tôm giống sẽ dễ dàng thích nghi hơn. Độ kiềm nước không nên dưới 100mg /l. Trong tháng đầu tiên, nên thêm vôi vào nước để điều chỉnh pH mỗi khi trời mưa nhiều.
3.2.  Điều chỉnh chế độ ăn
Theo nguyên tắc cho tôm giống ăn tự do tăng trưởng nhanh chóng để tôm đạt kích thước đồng đều khá rủi ro. Điều này không giúp ngăn ngừa bệnh EMS. Người nuôi tôm không muốn nhìn thấy tôm của họ phát triển rất nhanh chóng, họ muốn thấy tôm tăng trưởng với tốc độ bình thường, vẫn khỏe mạnh, và sau đó có thể thu hoạch khi tôm đạt đến kích thước mong muốn. Nếu tổng lượng thức ăn được kiểm soát, thì đáy ao nuôi tôm sẽ được duy trì sạch sẽ. Sẽ không có sự gia tăng vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho tôm. Nếu không có thức ăn dư thừa, chất lượng nước vẫn được duy trì tốt sau đó. Tôm phát triển với tốc độ vừa phải sẽ không lột xác quá thường xuyên. Số lượng tôm chết vì thân mềm sau khi lột xác sẽ giảm.

3.3.  Điều chỉnh chất lượng nước cẩn thận
Điều quan trọng là đảm bảo rằng có đủ thiết bị sục khí để cung cấp cho tôm trong mỗi ao, vì nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi tôm. Nếu DO được giữ trên 4 mg / lít hoặc 4ppm trong suốt thời gian nuôi thì tôm sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh. Sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh. Không cần thiết để đề cập có bao nhiêu thiết bị sục khí là cần thiết cho mỗi kích thước ao, hoặc bao nhiêu mã lực cho diện tích mặt nước. Người nuôi tôm đã hiểu được điều này. Nguyên tắc chính là khi các thiết bị sục khí được bật lên cùng một lúc thì sẽ có đủ nước để đẩy chất lắng đọng cặn ra giữa ao.
B. Phải làm gì nếu tôm chết khi có dấu hiệu của EMS?
Có nhiều đặc điểm đã được chia sẻ trên hầu hết các trang trại quan sát thấy rằng tôm không bị thiệt hại do EMS ngay cả khi các trang trại gần đó đã bị. Qua đó có thể hình thành những hướng dẫn chung để ngăn ngừa EMS
1. Sử dụng thuốc khử trùng nhiều lần
Mỗi trang trại có phương pháp khác nhau, sử dụng các loại thuốc khử trùng khác nhau với liều lượng khác nhau. Thuốc khử trùng trong ao nuôi tôm phải được cho phép sử dụng của Sở Thủy sản. Một số trang trại có thể không sử dụng chất khử trùng hóa học, thay vào đó là ngưng cho tôm ăn trong một khoảng thời gian, khoảng 10 ngày một lần, hoặc giảm lượng thức ăn nếu thấy màu nước tối lại. Họ cũng có thể bổ sung các vi sinh vật có lợi để xử lý đáy ao nếu oxy đủ.
2. Bổ sung khoáng chất hoặc muối biển
Bổ sung khoáng chất và muối biển trước khi tôm đạt tới giai đoạn lột xác hoặc trong khi tôm đang lột xác có thể đảm bảo rằng có đủ khoáng chất trong nước để tôm phát triển vỏ mới.

3. Dùng vôi để điều chỉnh độ pH của nước
Tùy thuộc vào thói quen sử dụng của từng trại nuôi tôm có thể sử dụng bất kỳ loại vôi hoặc canxi hydroxit nào. Lý do để sử dụng vôi là để duy trì độ pH và độ kiềm của nước sau khi mưa lớn. Điều này sẽ giúp bảo vệ chống lại những tác nhân gây hại từ khí H2S hình thành ở giữa ao. H2S có thể trở nên rất độc khi độ pH giảm xuống mức thấp, đặc biệt là sau khi mưa lớn
C. Nếu tôm bắt đầu chết khoảng một tháng sau khi thả vào ao (có thể là trước hoặc sau một tháng), thân (thịt) tôm có màu đục là không rõ ràng và trắng, gan tụy nhạt màu và kích thước nhỏ hơn so với tôm bình thường nên làm theo các bước sau:
1. Ngưng cho ăn
Không nên lo lắng rằng nếu tôm khỏe mạnh ăn tôm bệnh hoặc chết sẽ bị lây bệnh. Lý do để ngưng cho ăn là để cho tôm không lột xác. Cơ chế tự nhiên sẽ làm cho chúng hoãn lột xác khi thức ăn không nhiều. Nếu tôm không lột xác thì số lượng lớn tôm sẽ không chết. Sau khi ngưng cho ăn, số lượng tôm mới chết sẽ chậm lại và sẽ dừng lại sau 3-5 ngày.
2. Thêm vôi để tăng độ pH
Ngưng cho ăn có thể là chưa đủ, nên bón thêm vôi vào nước để độ pH lên đến 7,9-8,0 vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Điều này cũng sẽ làm chậm quá trình lột xác và giảm tỉ lệ tôm chết. Độ mặn trong ao thấp hoặc mật độ tôm cao, cần bổ sung muối biển hoặc khoáng chất để giúp tôm phục hồi và khỏe mạnh nhanh hơn.
Thông tin trên là những gì được biết về cách phòng tránh EMS trong việc nuôi trồng tôm thẻ chân trắng ở khu vực Thái Bình Dương. Người nuôi tôm có thể xem xét các thông tin và quyết định thực hiện thực tế trên trang trại của họ, và họ có thể thử nghiệm với các phương pháp khác. Sau đó, họ có thể theo dõi để xác định xem phương pháp nào là hiệu quả nhất để phòng bệnh EMS đối với từng trại giống cụ thể của mình.
Phòng kỹ thuật – Công ty TNHH CNSH A.T.C
Nguồn lược dịch từ tạp chí E-Magazine: http://www.asianaquaculturenetwork.com

Diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy trong ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

TẢI BÀI ĐẦY ĐỦ (PDF) VỀ MÁY TÍNH.
Hội chứng hoại tử gan tụy diễn biến khá phức tạp và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm từ giữa năm 2010 đến nay. Tính đến đầu tháng 06/2011, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở ĐBSCL là 52.470 ha, chiếm hơn 98% diện tích tổng thiệt hại của cả nước. Trong đó, Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nhất với trên 19.800 ha tôm chết trên tổng diện tích đã thả gần 25.500 ha (chiếm 76% diện tích thả nuôi). Tôm chết tập trung ở giai đoạn 20-30 ngày tuổi, đây là cỡ tôm khi phát hiện bệnh người nuôi thường xử lý và xả bỏ. Dấu hiệu bệnh lý tập trung chủ yếu ở gan tụy, gan sưng nhũn nhạt màu hoặc teo dai.

Theo nghiên cứu có rất nhiều bệnh có thể làm ảnh hưởng đến gan tụy tôm. Bệnh hoại tử gan tụy Necrotizing Hepatopancreatitis (NHP) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính trên họ tôm he. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn thuộc lớp alphaproteobacteria, ký sinh nội bào bắt buộc thuộc nhóm Rickettsia. Dấu hiệu trên tôm bệnh gồm giảm ăn, ruột không có thức ăn, mềm vỏ, thịt mềm nhũn, gan tụy bị teo rất rõ (Lightner, 1996). Bệnh Hemocytic Enteritis (HE) có liên quan đến hiện tượng nở hoa của tảo Schrizothrix calcicola có trong cả nước ngọt và nước mặn có khả năng tiết ra nội độc tố làm hoại tử tế bào biểu bì của thành ruột dẫn đến viêm nặng và gan tụy bị hoại tử (Lightner và ctv., 1982). Nguyên nhân tôm chết có thể do không thể hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc có thể là do nhóm vi khuẩn cơ hội Vibrio tấn công, thường là V. alginolyticus. Bệnh do vi bào tử trùng Microsporidia là ký sinh trùng nội bào bắt buộc lây nhiễm trên nhiều ký chủ khác nhau. Có rất nhiều Microsporidia được cho là lây nhiễm trên ký chủ là giáp xác bao gồm Agmasoma, Amecon, Nosema, Pleistophora, Tuzetia, Thelohania, Flabelliforma, Glugoides, Vavraia, Ordospora, Nadelspora và Enterospora (Refardt và ctv., 2002; Moodie và ctv., 2003; Amogan và ctv., 2006). Bệnh nhiễm khuẩn do một số loài thường gặp như V. harveyi, V. parahaemolyticus và V. vulnificus….Trường hợp sức khỏe tôm không tốt, sức đề kháng bệnh giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm để gây bệnh.

10699071295_6cdece0107_o.png

Ngoài ra độc tố cũng làm ảnh hưởng đến gan tụy và gây chết hàng loạt tôm. Theo nghiên cứu ở Thailand khi nuôi tôm sú giống trong nước có chứa Cypermethrin với hàm lượng 0.005 μg/L thì sau 24h tôm chết 100%. Ở tôm sú (1-3g) với nồng độ 1ng/L Cypermethrin trong ao nuôi cũng có thể làm tôm chết hàng loạt khoảng 50% trong vòng 10 ngày thí nghiệm. Tôm sú giống sau 24h nuôi trong nước có chứa 15μg/L methy-parathion thì tỷ lệ chết lên đến 100% (Flegel và ctv., 1992). Khi quan sát lát cắt mô tôm nhiễm gây nhiễm với hai thuốc trừ sâu trên, cho thấy biến đổi bất thường, bao gồm hạch thần kinh bụng bị không bào hóa, hoại tử gan tụy. Trong nghiên cứu này, diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy được làm rõ thông qua việc khảo sát thu mẫu tôm trên nhiều trang trại với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Hội chứng hoại tử gan tụy gây chết hàng loạt tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định diễn biến của hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi. 51 mẫu tôm thu theo định kỳ 10 ngày/lần và 35 mẫu thu lúc dịch bệnh được kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học. Dấu hiệu hoại tử gan tụy xuất hiện sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất vào ngày thứ 77 sau khi thả tôm vào ao nuôi. Tần suất xuất hiện hoại tử cao nhất được ghi nhận từ 20-45 ngày. Tôm chết tập trung ở giai đoạn 19-31 ngày tuổi. Tất cả mẫu thu từ ao có tôm chết đều ghi nhận dấu hiệu hoại tử gan tụy khá cao và phải thu hoạch sớm ngay sau khi phát hiện hoại tử 2-3 ngày.

Điều đáng ghi nhận là tỷ lệ hoại tử biến động lớn giữa các ao (từ 9-90%). Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của hội chứng gan tụy mặc dù khi chỉ phát hiện tỷ lệ hoại tử thấp. Tất cả các ao ghi nhận có dấu hiệu hoại tử đều phải thu hoạch sớm. Thời gian thu hoạch sớm nhất là 19 ngày, trung bình từ 2-2,5 tháng. Mẫu tôm thu từ các ao không có biểu hiện bệnh lý lúc thu mẫu cũng có tỷ lệ hoại tử 0-16%. Hiện tượng thu hoạch sớm cũng xảy ra trên nhóm ao này. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng khả năng hồi phục của tôm nuôi khi bị hoại tử gan tụy là không có. Ao nuôi đều phải thu hoạch sớm khi phát hiện dấu hiệu hoại tử.

Development of hepatopancreatitic necrosis syndorme in intensive shrimp ponds in Tran De district, Soc Trang province  

Hepatopancreatitic necrosis syndrome (HNS) caused mass mortality in shrimp cultured in Mekong Delta. This study was conducted to determine the evolution of HNS in shrimp cultured in Mekong Delta. Histopathological method was used to analyse 51 shrimp samples collected periodically every 10 days and 36 samples collected at disease outbreak. The earliest and latest signs of necrosis appeared on day 17 and 77 after stocking respectively. The highest frequency of necrosis appearance was recorded from 20 to 45 days after stocking. Mortality was concentrated in the period of 19-31 days of age. All shrimp samples collected at outbreak showed high prevalence of necrosis and lead to early harvesting after 2-3 days of necrosis detecting. It is interesting that the high variation of necrosis rate have been recorded between ponds (9-90%). This result shows the severity of HNS although only low necrosis rate was detected. The early harvesting has been applied in all shrimp ponds with signs of necrosis. The average time of harvest is from 60 to 75 days but some ponds have to harvest as early as 19 days. Shrimp samples collected from ponds showing no clinical signs also showed the necrosis rate of 0-16%. Early harvesting also occurred in these ponds. It can be concluded the impossiblility of recovery of shrimp from HNS. Ponds must be harvested when detecting of necrosis signs.
 
Nguồn tin: Lê Hồng Phước, Lê Hữu Tài, Nguyễn Văn Hảo. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản Toàn quốc lần thứ IV (ngày 16/12/2011).

2/11/13

Sự phát triển gần đây trong công nghệ Biofloc, một hệ thống an toàn sinh học cải thiện kinh tế, và phát triển bền vững

Bài đầy đủ PDF
Tóm tắt

Công nghệ biofloc kết hợp hệ thống nuôi tôm an toàn sinh học có thể làm cho hoạt động nuôi tôm bền vững và hiệu quả kinh tế hơn. Sản xuất biofloc đã được tối ưu, ao lót và ao chứa, mật độ thả nuôi cao là cần thiết. Quạt nước giữ cho hàm lượng oy hòa tan cao. Một yếu tố quan trọng là nước cần được lọc, xử lý và lưu giữ trước khi cho vào bể nuôi với tôm sạch bệnh đặc trưng (SPF). Khi ao được thả nuôi, nhân tố chính để kiểm soát là lượng biofloc trong ao.

Công nghệ Biofloc đã trở nên phổ biến trong nuôi tôm thẻ chân trắng trắng, Litopenaeus vannamei. Các biofloc cơ bảnđược phát triển bởi giáo sư Yoram Avnimelech tại Israel và bước đầu thực hiện nuôi tôm công nghiệp tại Belize bởi Robins McIntosh. Nó cũng đã được áp dụng thành công tại trang trại nuôi tôm ở Indonesia và Malaysia.

Sự kết hợp của hai công nghệ, thu hoạch một phần và biofloc, đã được nghiên cứu ở miền bắc Sumatra, Indonesia. Hệ thống cũng được kết hợp thành công vớihệ thống nuôi an toàn sinh học. Kết hợp sau này có thể làm cho hệ thống bền vững và hiệu quả kinh tế hơn.

Sự tiến bộ của trang trại

Nuôi tôm bền vững, an toàn sinh học là một trong những yếu tố quan trọng. Trang trại nuôi an toàn sinh học bắt đầu với việc thiết kế và xây dựng trang trại.

Trong thời gian cuối những năm 1980, hầu hết các trang trại nuôi tôm ở châu Á được thiết kế với dòng chảy thông qua các hệ thống nước. Trang trại nuôi tôm Dipasena ở Lampung, Indonesia, là trang trại có những ao thiết kế với các kênh cấp và xả ở đối diện hai bên. Hệ thống ổn định cho đến khi có sự bùng phát của vi khuẩn trong những năm 1990. Ao chứa nước đã được thêm vào để quản lý và kiểm soát những vấn đề vi khuẩn.

C.P. Indonesia đã thiết kế một trang trại nuôi tôm lớn với hệ thống tuần hoàn, ao chứa, ao lắng để xử lý vi khuẩn. Tuy nhiên, trong thời gian giữa năm 1990, các vấn đề về virut đã phát triển, đặc biệt virut đốm trắng. Một lần nữa, trang trại cần phải thiết kế lại để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

Một thiết kế mô-đun gần đây được sử dụng bởi Blue Archipelago Berhad tại Malaysia bao gồm hai mô đun của bốn ao hồ chứa, khoảng 20% diện tích ao nuôi. Chỉ có một điểm khởi đầu cho nguồn nước ban đầu, trong đó nguồn nước ban đầu đi qua bốn ao chứa trước khi đến kênh nước của mô đun chính. Từ Kênh nước chính, nguồn nước đã được xử lý và được cấp vào ao nuôi.

Hệ thống Biofloc

Để nuôi tôm công nghiệp mật độ cao, bền vững và năng suất cao, ao lót bạc hoặc ao bê tông đã được sử dụng. Mật độ tôm thả nuôi cao khoảng 130-150 pl/m2 và tỷ lệ sục khí cao 28-32 hp/ha cũng rất cần thiết. Hệ thống quạt nước trong ao cũng giữ cho hàm lượng oxy trong ao cao và làm cho vật chất thải rắn tập trung ở giữa ao. Các vật chất thải có thể được siphon định kỳ khi cần thiết.

Bioflocs là một hỗn hợp của vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh cùng với các vật chất hữu cơ mảnh vụn và vật chất vô. Các thiết bị sục khí cho các bioflocs lơ lửng trong nước ao đó là yêu cầu chính cho tiềm năng phát triển tối đa của vi khuẩn trong ao nuôi tôm. Các biofloc lơ lửng cũng dễ dàng làm thức ăn cho tôm. Thức ăn mãnh và mật đường được sử dụng để duy tỷ lệ C : N trên 15. Thêm vào đó một số loại hóa chất như dolomit và vôi, cao lanh cũng đượ sử dụng trong việc chuẩn bị nước ao và trong quá trình hoạt động. Cao lanh được sử dụng khoảng 50-100 kg/ha một lần hoặc 2 lần/tuần.

Vận hành và kiểm soát

Chỉ có nước đã xử lý mới được sử dụng. Nói chung, nước cấp vào phải cho qua lưới lọc 250μ để ngăn chặn ấu trùng động vật giáp xác (đặc biệt là cua) vào vào bể chứa và ao nuôi. Nước được xử lý bằng crustacides để loại trừ bất kỳ động vật giáp xác và trứng của nó còn lại trong ao. Trong thời gian này, nước sẽ được giữ ít nhất 74 giờ trong các bể chứa hoặc ao nuôi. Quá trình lưu giữ này sẽ hạn chế được này các virus trong nước.

Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi là phải đảm bảo nước được lọc qua túi vải, xử lý hóa chất và quá trình lưu giữ được sử dụng một cách hiệu quả trước khi thả tôm vào ao. Chỉ nên thả nuôi tôm sạch bệnh đặc trưng (SPF).

Một khi ao được thả tôm , một yếu tố quan trọng để kiểm soát là thể tích biofloc. Sử dụng bể hình phiễu để đánh giá, thể tích biofloc cần phải được duy trì dưới 15 ml/L. Ít nhất hai mẫu cần phải được thực hiện đồng thời từ hai địa điểm dưới nước mặt. Nước màu xanh lá cây hoặc màu nâu là chấp nhận được, nhưng nước đen cho thấy điều kiện môi trường nước xấu.

Thức ăn mãnh và mật đường bổ sung nguồn carbon như cần thiết. Nói chung, thức ăn mãnh cung cấp từ 15 – 20 % tổng lượng thức ăn sử dụng trong suốt quá trình vận hành. Mật đường có thể bổ sung 2 – 3 lần/tuần khoảng 15 – 20 kg/ha/ao. Oxy hòa tan cần theo dõi thường xuyên có thể duy trì mức cao hơn 4 mg/L. Đặc biệt trong hệ thống bifloc, sục khí cần phải theo dõi để sữa chữa và thay thế khi cần thiết.

Hiệu suất nuôi

So sánh hiệu suất với hiệu suất nuôi dự kiến của hệ thống biofloc với hệ thống nuôi tự dưỡng truyền thống cho thấy trong Bảng 1. Tôm phát triển nhanh hơn và sản lượng cao trong hệ thống biofloc. Hệ số chuyển đổi thức ăn tốt hơn và chi phí thức ăn cũng thấp hơn hệ thống nuôi truyền thống.

Bảng 1. So sánh hệ thống sản xuất biofloc và autotrophic
10639802673_a2b6d0b43c_o.jpg 

Nước ít thay hơn với công nghệ biofloc, và hệ thống ao nuôi ổn định hơn trong hệ thống nuôi truyền thống tự dưỡng.

Các ứng dụng khác

Ngoài nuôi ca và nuôi tôm thâm canh, công nghệ cũng được ứng dụng trong thống nướ chảy siêu thâm canh để sản xuất 9 kg tôm/m3. Sử dụng hệ thống nước chảy phải có hệ thống ương, nuôi, bể vận hành tôm bố mẹ, cũng như lựa chọn dòng họ.

Hiện nay, các nghiên cứu của một số trường đại học lớn và các công ty tư nhân đang sử dụng biofloc như một nguồn protein đơn cho thức ăn thủy sản. Theo một số tác giả, protein thô của biofloc chứa khoảng 35.0 - 50.0%, và chất béo thô khoảng 0,6 - 12,0%. Biofloc có thể thiếu arginine, lysine và methionine. Hàm lượng tro của nó giữa 21 và 32%.

Quan điểm

Trong bất kỳ doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, khi tiết kiệm từ việc sử dụng hiệu quả thức ăn, thời gian, năng lượng, hệ thống ổn định và bền vững thì có thể cải thiện được lợi nhuận. Công nghệ biofloc dường như có các đặc tính này.

Với các vấn đề virus và chi phí gia tăng năng, công nghệ biofloc với hệ thống an toàn sinh học có thể trả lời cho hiệu quả nhiều hơn, bền vững và lợi nhuận hơn trong nuôi trồng thủy sản.

Phó Văn Nghị, www.aquanetviet.org
Source: Taw N., 2012. Recent developments in biofloc technology biosecure systems improve economics, sustainability. Global Aquaculture advocate.

23/10/13

Nuôi ghép vọp sông (Geloina coaxans) trong ao tôm sú

Xem ban day du tai day

Việc sử dụng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ để xử lý nước thải của các hệ thống nuôi thủy sản đang được nhiều người quan tâm vì nó vừa thân thiện với môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu này thử nghiệm loài vọp sông (Geloina coaxans) nuôi ghép trong ao tôm sú thâm canh qua 2 giai đoạn, (1) đánh giá khả năng lọc nước thải từ ao tôm sú thâm canh trong điều kiện bể nuôi để đánh giá hiệu suất lọc các vật chất hữu cơ lơ lửng có trong nước thải, và (2) thả nuôi vọp trực tiếp trong ao tôm sú để kiểm tra khả năng thích ứng của chúng trong điều kiện nuôi ghép. Ở giai đoạn 1, vọp có trọng lượng trung bình 35.4±6.4 g được nuôi trong các bể chứa thể tích 500L. Nước từ ao nuôi tôm sú thâm canh được cấp cho các bể nuôi vọp có duy trì sục khí. Thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại ở các số lượng mật độ vọp thả nuôi khác nhau. Đo các chỉ tiêu chất lượng nước như COD, TSS, TN và TP, tại các thời điểm 0, 3, 6, 9 và 12 giờ sau khi cấp nước nhằm so sánh tốc độ lọc ở các mật độ khác nhau và diễn biến lọc theo thời gian. Kết thúc giai đoạn một, vọp được thả nuôi trong các giỏ lưới đặt ở đáy ao tôm sú. Trong thời gian nuôi 8 tuần, 2 tuần đo đếm các chỉ tiêu tỉ lệ sống và sinh trưởng một lần, kèm theo các chỉ tiêu chất lượng nước như D.O, pH, độ mặn, nhiệt độ nước, độ trong, để đánh giá khả năng thích ứng của vọp trong ao. Ở giai đoạn 1, kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy ở lô nuôi 30 con/bể thì hiệu suất lọc tốt nhất. Sau 12 giờ nuôi, các chỉ số COD, TSS, TN, và TP (ứng với lô 30 con/bể) giảm lần lượt là 92.7%, 81.8%, 82.4% và 89%, và chất lượng nước sau lọc đạt quy chuẩn Việt Nam đối với nước lợ ven bờ cho mục đích nuôi thủy sản và bảo tồn sinh vật thủy sinh. Ở giai đoạn nuôi ghép trong ao tôm, 100% vọp sống sau 8 tuần nuôi nhưng tốc độ tăng trưởng (theo trọng lượng) khá chậm. 

Integration of mud clam (Geloina coaxans) in a black tiger shrimp pond  

Bivalve has recently been used for wastewater treatment because of its advantages in economic and environmental terms. This study used mud clam (Geloina coaxans) to integrate into a shrimp pond with two phases, (1) mud clam was cultured in tanks supplied with wastewater originated from a black tiger shrimp pond, aiming to assess the efficiency of removing suspended substances from the water, and (2) integrate mud clam into a black tiger shrimp pond, to test their adaptation in the shrimp pond condition. In phase 1, mud clams with an average weight of 35.4±6.4 g were cultured in 500 liter tanks, and supplied with water from an intensive shrimp pond and permanent aeration. The experiment designed with 5 treatments of different clam stocking densities and 3 replicates. Water quality parameters such as chemical oxygen demand (COD), total suspended solid (TSS), total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP) were measured at 0, 3, 6, 9 and 12 hours after water supply in order to test the filter efficiency at different stocking densities and the change of water quality by time. After that, mud clams were conditioned in netbags and set on the pond bottom. Survival rate and growth of mud clam were observed in 8 weeks, and some water quality parameters of the pond water, including D.O, salinity, pH, transparency and temperature were measured twice a month to assess their living condition. In phase 1, the result from water quality analyses indicated that the highest filter efficiency was obtained at the stocking rate of 30 ind/tank (60 ind/m3). After 12 hours at this treatment, COD, TSS, TN and TP have been reduced by 92.7%, 81.8%, 82.4% and 89%, respectively, and it meets the Vietnamese quality standard for coastal water. In phase 2, 100% mud clam survived after 8 weeks in pond condition but with a slow growth performance. 

Nguồn tin: Nguyễn Văn Trai . Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản Toàn quốc lần thứ IV (ngày 16/12/2011).

20/10/13

"Vua" tôm ở Bạc Liêu



GiadinhNet - Ăn mặc lèng xèng, chạy xe gắn máy rẻ tiền, trên xe bọc theo chai nước mát, khát đâu uống đó. Sáng ra vuông tôm đội mưa đội nắng, trưa nằm ghế đá ngủ vùi, chiều tối mới về đến nhà. Đó là "khái quát" cuộc sống của nông dân Sáu Ngoãn, 54 tuổi, người được mệnh danh"vua" tôm đất Bạc Liêu- tỷ phú chân đất nức tiếng cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bị tôm “hút hồn”
Chúng tôi xuống đất Bạc Liêu gặp ông Sáu Ngoãn vào một ngày đầu tháng 12/2009. Thời điểm này, vụ tôm đã thu hoạch xong. Sáu Ngoãn “cam kết” sẽ dành cho chúng tôi cả ngày để chuyện trò, tâm sự. Ông kéo chúng tôi rời khỏi nhà đến một quán cơm nhỏ nhưng lâu đời nhất Bạc Liêu. Không uống được nhiều rượu nhưng “vua” tôm cũng ráng “vận động” chủ quán tìm về một chai rượu Bỉnh Thạnh đặc biệt mà theo lời ông ngon chẳng thua gì rượu Tây. Món ăn dọn ra, Sáu Ngoãn chặc lưỡi: “Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu. Hôm nay anh em thử món cá chốt trứng kho sả với canh chua cá kèo nghen!”. Ngồi nhâm nhi đặc sản quê hương, “vua” tôm Sáu Ngoãn bắt đầu câu chuyện...
Sáu Ngoãn tên thật là Võ Hồng Ngoãn, gốc nhà nông “chính hiệu” ở xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Sáu Ngoãn học hành dở dang, chỉ đến lớp 10 thì nghỉ. Rời trường, Sáu Ngoãn “đầu quân” cho nghề làm phụ xe rồi lái xe khách từ năm 1974 cho đến năm 1981. Nhưng, với Sáu Ngoãn, nghề xe không hợp với bản chất nông dân chảy trong huyết quản của mình. Nên sau khi lập gia đình, Sáu Ngoãn bỏ hẳn nghề xe, chuyển sang làm ruộng và nuôi dê, nuôi bò.
Đến năm 1984, vợ Sáu Ngoãn chuyển sang nghề thu mua tôm rồi bán lại cho các nhà máy chế biến tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng... Được tiếp cận với con tôm từ chuyện làm ăn của vợ, Sáu Ngoãn bắt đầu lưu tâm đến loài hải sản này rồi bị ám ảnh đến độ ngày nào cũng tự hỏi: “chỗ khác người ta nuôi được sao mình lại không?”.
Năm 2001, cơ hội đến với Sáu Ngoãn khi tỉnh Bạc Liêu có chủ trương chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm theo tinh thần Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ. Sáu Ngoãn bán hết bò, dê rồi mua 3 ha đất, đào 4 ao tập trung nuôi tôm. Kể từ giờ phút đó, cuộc đời Sáu Ngoãn đã dành trọn cho con tôm. Với số vốn 300 triệu đồng đầu tư ban đầu, vào thời điểm đó, Sáu Ngoãn nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp với mật độ cao (20-40 con/m2), chỉ trong vụ thu họach đầu tiên, Sáu Ngoãn thu lãi gần 120 triệu đồng.
Quá phấn khởi, Sáu Ngoãn tiếp tục nuôi tôm sú và mở rộng nuôi tôm thẻ ở vụ kế tiếp nhưng tôm thẻ bị “bể”, tôm sú thì còn nhưng không lớn, chỉ đạt 40 con/kg. Mặc dù không đến nỗi thua lỗ nhưng “lỗi” này khiến Sáu Ngoãn phải mất nhiều ngày trầm ngâm suy xét. Kinh nghiệm nuôi tôm tích lũy từ dân gian đã không còn đủ để giúp Sáu Ngoãn xử lý vấn đề. Vậy là Sáu Ngoãn lại ra sức tiếp cận học hỏi các mô hình nuôi tôm hiệu quả khác, tiếp cận các nghiên cứu từ giới khoa học về quy trình nuôi tôm. Từ năm 2002 đến năm 2004, Sáu Ngoãn quyết định hạ thấp mật độ nuôi tôm xuống còn 15-20 con/m2, đồng thời áp dụng một số sáng kiến riêng, nhờ đó mỗi vụ nuôi tôm ông thu lợi có khi lên đến vài tỷ đồng. Diện tích ao nuôi tôm cũng tăng dần theo năm tháng.
Vợ chồng Sáu Ngoãn và niềm vui ngày thu hoạch tôm.
Hành trình thành “vua”
Đầu năm 2005, Sáu Ngoãn vô tình “nhặt” được bí kíp khi có một ao bị hao hụt gần 60% con giống. Cả Sáu Ngoãn lẫn công nhân phụ trách cứ tưởng ao này thua, ai ngờ khi thu hoạch lại thắng vẻ vang. Vì ao này tôm giống còn ít nên tôm phát triển mạnh, đạt khoảng 17 con/kg, giá bán rất cao. Trong khi những ao còn lại đạt sản lượng cao gấp đôi thì tỷ lệ lại khoảng 30 con/kg, giá bán thấp hơn hẳn. Thử cân đối chi phí, Sáu Ngoãn phát hiện lợi nhuận ao nuôi mật độ thưa cao hơn.
Mừng như bắt được vàng, Sáu Ngoãn đã có câu trả lời cho câu hỏi hóc búa của người nông dân nuôi tôm: Nuôi tôm vì lợi nhuận hay vì sản lượng? Sở dĩ có câu hỏi trên là ở thời điểm đó, nhiều nông dân nuôi tôm phải tán gia bại sản vì nuôi tôm đạt sản lượng thì giá tôm rớt thê thảm. Ngay lập tức, Sáu Ngoãn đúc kết một quy trình nuôi tôm bền vững, sạch và phù hợp với nông dân: Nuôi mật độ thấp 7 con/m2. So với quy trình nuôi mật độ cao 40 con/m2, quy trình của Sáu Ngoãn có ưu điểm đầu tư ít, rủi ro thấp, dễ áp dụng cho nông dân nghèo có trình độ nuôi tôm hạn chế... nhưng lợi nhuận cao hơn.
Trong khi những hộ nuôi tôm khác lao đao vì giá rớt, tôm thường chết bệnh, chi phí chăn nuôi tăng thì Sáu Ngoãn vẫn ung dung thu hoạch thắng lợi. Trong các kỳ hội thảo khoa học về nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm mật độ thưa của Sáu Ngoãn thực sự gây sốc cho cả giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước.
Đến thời điểm này, mô hình nuôi tôm mật độ thưa bền vững của Sáu Ngoãn được được phổ biến rộng khắp Bạc Liêu và các tỉnh nuôi tôm thuộc ĐBSCL. Trại nuôi tôm sạch, bền vững của Sáu Ngoãn là đơn vị cung ứng tôm sạch đến các nước thuộc khối EU vì đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người tiêu dùng châu Âu. Trại tôm gần 50ha của Sáu Ngoãn cũng trở thành “lò” đào tạo thực hành cho các kỹ sư thủy sản tương lai của Trường đại học An Giang, Trường đại hc thủy sản Nha Trang. Đây cũng là “lò” nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu quy trình nuôi trồng thủy sản Nhật Bản, Thái Lan.
Tỷ phú bình dân Sáu Ngoãn đi thăm trại tôm mỗi ngày.
Những sáng tạo độc đáo
Ngoài sáng kiến về mô hình nuôi tôm mật độ thưa bền vững được các bộ, ngành công nhận, “vua” tôm còn nhiều sáng tạo độc đáo khác trong quá trình nuôi tôm giúp giảm chi phí, cải thiện môi trường. Để tận mục sở thị, chúng tôi đề nghị ông đưa chúng tôi đến trại tôm. Tới nơi, Sáu Ngoãn hào hứng gọi công nhân lấy chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ nước ao tôm do ông sáng tạo để giải thích với chúng tôi.
“Tôm chỉ ăn khi nước có nhiệt lớn hơn 24 độ C và nhỏ hơn 33 độ C. Thế nhưng, máy đo nhiệt độ nước thường làm chung với máy đo nồng độ ô xy, giá hơn 15 triệu đồng/cái, lại rất dễ hỏng. Giá đó nông dân mua sao nổi. Chính tôi mua cũng còn ngán. Vì vậy, tôi đi mua nhiệt kế đo nước sôi của ngành y tế, cột thêm sợi dây vào là có ngay nhiệt kế đo nhiệt độ nước, giá chỉ gần 20.000đ/cái. Sở Khoa học công nghệ tỉnh làm kiểm nghiệm rồi à nghen, chính xác gần 100% đó” – “vua” tôm cười hề hà nói.
Trong nghề nuôi tôm, nhiều nông dân không quan tâm đến nhiệt độ nước vì máy đo đắt quá, mua không nổi nên cứ cho tôm ăn bừa, gặp trường hợp nhiệt độ thay đổi khiến tôm không ăn, thức ăn thừa sẽ gây lãng phí và tệ hơn là ô nhiễm ao nuôi, phát sinh bệnh tật. Sáng kiến của “vua” tôm thấy đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn.
Hết chuyện nhiệt kế, Sáu Ngoãn lại hào hứng với sáng tạo biến ốc bươu vàng thành thức ăn của tôm. Con ốc bươu vàng là nỗi ám ảnh với nông dân trồng lúa vậy mà lọt vào tay Sáu Ngoãn lại thành thức ăn bổ dưỡng cho tôm. Tôm nuôi đến tháng thứ 4, một ngày ăn 4 cữ thì Sáu Ngoãn dặm 2 cữ ốc bươu vàng. Số ốc này ông đặt mua từ nông dân. Để xử lý thuốc bảo vệ thực vật nếu có tồn đọng trong ốc, Sáu Ngoãn cho ngâm nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt. Áp dụng sáng tạo này, tôm sú Sáu Ngoãn vừa khỏe vừa chắc thịt, lại góp phần bảo vệ môi trường khỏi sự xâm hại của ốc bươu vàng, giảm chi phí đầu tư thức ăn.
“Vua” tôm hào hứng giới thiệu các sáng tạo.
Hàng loạt sáng tạo khác của “vua” tôm như nuôi cá dữ diệt các loài giáp xác như cua, còng, tôm tạp chứa mầm bệnh đốm trắng tại ao lắng mà không cần dùng hóa chất. Hay vận dụng sự chênh lệch mặt nước xả chất thải từ đáy ao mà không cần dùng máy nổ, tiết kiệm chi phí cho người nuôi. Hoặc vận dụng dòng chảy của nước lọc xác tảo ra ngoài không cần dùng động cơ nổ...
Nhưng oái ăm thay, làm người tốt không hề đơn giản, những gì Sáu Ngoãn đang ngày đêm tìm cách phổ biến cho nông dân nuôi tôm lại đụng tới “nồi cơm” của một số doanh nghiệp đầu vào của ngành nuôi tôm. “Nuôi tôm làm giàu cho ai? Phải chăng cho các nhà sản xuất thức ăn, sản xuất tôm giống, sản xuất thuốc thủy sản? Mình càng giúp nông dân gia tăng lợi ích thì càng ít dùng thuốc, ít dùng thức ăn, vậy là đụng chạm tùm lum. Nông dân là người cặm cụi làm, cứ bị hoa mắt bởi các mô hình nuôi lớn, nuôi nhiều, thắng thì thiên hạ thắng, thua thì nông dân mất trắng, bảo sao không xót cho người nông dân được”- Sáu Ngoãn nói.
Có người nói Sáu Ngoãn là “vua” tôm vì nuôi thắng, nuôi giỏi, làm giàu từ con tôm, nhưng chúng tôi vẫn thích xem ông là “vua” tôm vì những cống hiến của ông cho cộng đồng, giúp người dân thoát nghèo và làm giàu.  Chia tay Sáu Ngoãn, chúng tôi chạy xe ngang qua ngôi trường mà ông xây cho bọn trẻ có nơi học hành, lại thoảng nghe bên tai lời ông tỷ phú chân đất: “Tiền rồi sẽ là của con cái chứ không phải của mình, những thành quả mình làm cho cộng đồng mới là tài sản mãi mãi. Những thứ đó, có nhiều tiền cũng chẳng mua được”.
Vụ thu hoạch vào tháng 11/2009 vừa qua, sau khi trừ hết chi phí, ông lãi gần 2,7 tỷ đồng. Đánh vật và thành công với con tôm, tiền bạc khấm khá nhưng Sáu Ngoãn vẫn sống bình dị và tiết kiệm. Thế nhưng, đối với những người xung quanh, Sáu Ngoãn trải lòng hết mức, kể cả tinh thần lẫn vật chất. Tất cả những sáng tạo của ông về quy trình nuôi tôm, kinh nghiệp bao năm ông rút tỉa, bất cứ ai hỏi ông đều sẵn lòng giải đáp tới nơi tới chốn, chỉ với một mong ước cháy bỏng: giúp nông dân thoát nghèo.
Phóng sự của ĐỖ BÁ - TUẤN VƯƠNG
Báo Gia đình & Xã hội Xuân Canh Dần

Xem thêm:
http://www.youtube.com/watch?v=a5b9PqhPGeA
http://www.youtube.com/watch?v=8kCRO07IBiA

19/10/13

Texas nghiên cứu cải tiến các phương pháp xử lý nước ở kênh Raceway Biofloc


Sự kết hợp giữa nuôi tôm không thay nước và các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín tiến triển thành công nghệ thường được nói đến là “biofloc”. Các hệ thống biofloc tận dụng các quá trình sinh hóa của các vi sinh vật tự nhiên để điều hòa các chu kỳ dinh dưỡng và ảnh hưởng của các chu kỳ này đến năng suất của tôm.

Một đặc điểm của các hệ thống kiểm soát biofloc là sự phát triển của các floc vi khuẩn đặc thù hình thành từ 6 đến 8 tuần sau khi thả giống. Ngoài các loài vi khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng, các biofloc phát triển khi có ánh sáng tự nhiên cũng chứa vi tảo. Lượng thức ăn khô đầu vào cho tôm hàng ngày dẫn đến quá trình sản xuất biofloc liên tục trong môi trường nuôi.

Bốn nghiên cứu về nuôi tôm sử dụng công nghệ biofloc được thực hiện tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu Nuôi trồng Hải sản Agrilife ở Corpus Christi, Texas, Mỹ đã đánh giá các phương pháp xử lý khác nhau để duy trì chất lượng nước.

Kiểm soát chất hạt

Một nghiên cứu nuôi tăng trưởng 94 ngày được thực hiện năm 2007 đã so sánh hiệu quả của các bể lắng và các máy hớt bọt trong việc kiểm soát sự tích tụ chất hạt ở 4 kênh raceway lót bạt thể tích 40m3 trong nhà kính nuôi khép kín. Mỗi kênh nuôi raceway được dựng vách ngăn giữa theo chiều dọc và 6 dãy gồm 3 máy sục khí 5,1-cm đặt 2 bên vách ngăn. Ngoài ra, mỗi kênh nuôi raceway có 6 máy khuếch tán khí và 1 máy bơm ly tâm công suất 2-hp với máy phun lỗ Venturi.

Cả 4 kênh nuôi raceway đều chứa nước đã qua sử dụng trước đó trong một nghiên cứu ương giống 77 ngày và thả với mật độ 530 con/m3 tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus Vannamei, giai đoạn ấu niên nặng 1,25 ± 0,17 g mỗi con.

Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp có chứa 35% protein thô. Bắt đầu vào ngày thứ 52, khi lượng sinh khối tôm ước đạt khoảng từ 5 đến 6 kg/m3, thức ăn được chia làm 4 khẩu phần bằng nhau trong ngày. Vào thời gian còn lại của nghiên cứu, 2/3 khẩu phần thức ăn hàng ngày được cho ăn làm 4 phần bằng nhau trong ngày và phần còn lại được cho trong suốt đêm sử dụng các băng chuyền cho ăn để giảm thiểu biến động oxy hòa tan bất lợi sau khi cho ăn.

Các khẩu phần thức ăn hàng ngày được điều chỉnh dựa trên một hệ số chuyển đổi thức ăn giả định 1:1,4, mức tăng trưởng hàng tuần đạt 1,2 g và tỷ lệ chết hàng tuần là 0,5%. Các khẩu phần ăn giảm từ khoảng 5 kg/ kênh nuôi raceway trong suốt tuần đầu tiên xuống 4.8kg / kênh nuôi raceway giữa tuần cuối cùng. Bổ sung nước mới hàng tuần để bù lại lượng nước bay hơi.

Các máy hớt bọt và các bể lắng

Hai kênh nuôi raceway được trang bị mỗi kênh 1 máy hớt bọt tự chế để kiểm soát chất hạt, dài 3,05m với đường kính 30,48 cm, vận hành bằng máy phun lỗ Venturi 3,81 cm và được cấp nguồn bằng một máy bơm công suất 1-hp. Hai kênh nuôi raceway khác được trang bị mỗi kênh một bể lắng hình trụ-phễu thể tích 8,6 m3 với dung tích chứa nước 4,9m3.

Các máy hớt bọt và các bể lắng bắt đầu hoạt động vào ngày thứ 29 với chỉ tiêu tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) ở mức 500mg/L. Ngưng sử dụng bể lắng vào ngày thứ 79 khi TSS giảm xuống mức dưới 175mg/L.

Nhiệt độ nước, độ mặn, pH và oxy hòa tan trung bình trong giai đoạn nghiên cứu ở cả 2 phương pháp xử lý lần lượt là 29,4˚C, 33ppt, 7,3 và 4,8mg/L. Các giá trị trung bình của tổng ammonia-nitơ (TAN), nitrit nitơ (NO2-N), nitrat nitơ (NO3-N), nhu cầu oxy sinh hóa cacbon (cBOD5), phản ứng photpho, TSS và chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) của các kênh nuôi raceway với các máy hớt bọt và các bể lắng tương ứng là 0,10 với 0,11, 0,02 với 0,01, 74 với 120, 35 với 33, 17 với 17, 588 với 458 và 414 với 349 mg/L.

Các kết quả

Nhận thấy các khác biệt nhỏ giữa các kênh nuôi raceway có vận hành các máy hớt bọt và các bể lắng về chất rắn có thể lắng (49 với 33 mL/L), độ đục (307 với 276 NTU – đơn vị đo độ đục) và tảo (75 x 104 với 53 x 104 tế bào/mL). Thường xuyên bổ sung sodium biocarbonate (NaHCO3) vào các kênh nuôi raceway để duy trì độ kiềm, nhưng các mức trung bình của calcicum carbonate (CaCO3) thay đổi từ 60 – 308 mg/L trong suốt thực nghiệm. Nhiều nỗ lực được thực hiện để giữ hàm lượng TSS trong khoảng 500 mg/L.

Trọng lượng trung bình của tôm trong các kênh nuôi raceway có vận hành bể lắng là 18,45 g cao hơn đáng kể so với trọng lượng trung bình của tôm là 17,35 g trong các kênh nuôi raceway vận hành máy hớt bọt. Qua thống kê, không có khác biệt đáng kể nào được nhận thấy về tổng sản lượng, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn giữa hai phương pháp xử lý.

Từ ngày thứ 74 trở đi, không khí khí quyển được cung cấp oxy tinh khiết ở tốc độ 3,5 L/phút. Tới ngày thứ 73 (lượng sinh khối tôm khoảng 7kg/m3), nhu cầu oxy được đáp ứng chỉ bằng máy sục khí, máy khuếch tán khí và máy phun lỗ Venturi truyền động bằng bơm vận hành với không khí khí quyển. Điều này cho thấy lượng sinh khối tôm khoảng 7kg/m3 có thể được duy trì khi sử dụng máy phun lỗ Venturi truyền động bằng bơm và không khí khí quyển.

Máy hớt bọt cỡ nhỏ hơn

Năm 2009, một nghiên cứu nuôi tăng trưởng thứ hai được thực hiện để xác định xem nếu các máy hớt bọt cỡ nhỏ hơn vận hành liên tục hơn có thể giảm thiểu các khác biệt về trọng lượng tôm cuối cùng được quan sát giữa các phương pháp xử lý vào năm 2007 hay không. Nghiên cứu dài 108 ngày được thực hiện cùng trong 4 kênh nuôi raceway 40-m3 được mô tả trong nghiên cứu năm 2007. Các kênh nuôi raceway lấy nước đã qua sử dụng trước đó trong nghiên cứu ương giống dài 62 ngày và được thả tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ấu niên, Litopenaeus Vannamei trọng lượng 0,99 ± 0,17 g ở mật độ 450 con/m3.

Các giá trị trung bình của nhiệt độ nước, độ mặn, pH và oxy hòa tan tương ứng là 29,3˚C, 30,6 ppt, 6,8 và 5,0 mg/L. Các giá trị trung bình của TAN, NO2-N, NO3-N, cBOD5, phản ứng photpho, TSS và VSS của các kênh nuôi raceway có vận hành các máy hớt bọt và các bể lắng tương ứng là 0,17 với 0,16, 0,35 với 0,30, 267 với 220, 25 với 27, 17 với 17, 502 với 434 và 236 với 202 mg/L.

Các khác biệt nhỏ tương ứng về chất rắn có thể lắng (15,0 và 14,1 mL/L) và độ đục (219 và 213 NTU) được nhận thấy giữa các kênh nuôi raceway có vận hành các máy hớt bọt và các bể lắng. Thường xuyên bổ sung sodium bicarbonate (NaHCO3) cho kênh nuôi raceway nhằm duy trì độ kiềm ở mức 160 mg/L calcium carbonate. Các mức trung bình là 124 mg/L với phương pháp xử lý bằng máy hớt bọt và 129 mg/L theo phương pháp xử lý bằng bể lắng.

Bổ sung nước mới hàng tuần để bù đắp lượng nước mất đi do bay hơi. Các bể lắng và các máy hớt bọt vận hành không liên tục từ ngày thứ 23, chỉ tiêu hàm lượng TSS của nước nuôi ở giữa khoảng 400 và 600 mg/L. Dòng chảy vào các bể lắng được duy trì ở mức từ 2 – 8 L/phút.

Các kết quả

Các kết quả từ nghiên cứu này (Bảng 2) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về trọng lượng cuối cùng của tôm giữa các phương pháp xử lý, đề xuất về khả năng để vận hành các máy hớt bọt cỡ nhỏ hơn ở tốc độ được kiểm soát hơn đã cải thiện môi trường cho tôm. Hơn nữa, qua thống kê không có khác biệt đáng kể nào được nhận thấy về mức tăng trưởng, sản lượng, hệ số chuyển đổi thức ăn và việc sử dụng nước hàng tuần giữa các phương pháp xử lý. Giả định mức tăng trưởng hàng tuần cao hơn 1,4 g được sử dụng trong năm 2009 dẫn đến lượng thức ăn cho tôm nhiều hơn. Tuy nhiên, các năng suất cũng cao hơn và lượng oxy bổ sung ít hơn đáng kể so với năm 2007.

Các máy phun không lỗ Venturi

Ngoài những thí nghiệm được thực hiện vào năm 2007 và 2009, nhiều nghiên cứu về kênh nuôi raceway trước đó tại AgriLife Texas đã dùng các hệ thống Venturi truyền động bằng bơm để trộn và cung cấp oxy cho nước nuôi với quá trình tuần hoàn và hòa trộn thêm nhờ các máy sục khí và máy khuyếch tán khí. Hệ thống này đã hoạt động tốt cho nhiều nghiên cứu nuôi tôm tăng trưởng trong quá khứ, nhưng trong một nỗ lực để cắt giảm các chi phí bằng cách giảm lượng oxy bổ sung và sử dụng điện năng, các tác giả đang thử nghiệm một máy phun khác không lỗ Venturi.

Các loại máy phun mới sử dụng không khí khí quyển liệu có thể đáp ứng nhu cầu oxy trong các hệ thống nuôi raceway được không? Các máy phun đang được sử dụng hiện tại trong một số cơ sở xử lý nước thải tại Mỹ và cần bảo dưỡng và năng lượng đầu vào ít hơn các lựa chọn khác về cung cấp oxy cho xử lý nước thải. Công nghệ này có thể được chuyển giao thành công sang các hệ thống biofloc hay các loại hình nuôi trồng thủy sản khác. Theo như các đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất, các máy phun cung cấp tỉ lệ không khí và nước là 3:1. Ngược lại, hệ thống Venturi hiện nay của các nhà nghiên cứu cung cấp tỉ lệ trộn dưới 1:1 và đòi hỏi bổ sung oxy tinh khiết ở lượng sinh khối trên 7 kg/m3.

Năm 2009, các tác giả đã bắt đầu một thí nghiệm sơ bộ dài một tháng về công nghệ này trong một kênh nuôi raceway thể tích 40-m3 lấy nước nuôi 170 ngày tuổi giàu biofloc từ một nghiên cứu trước đó và được thả tôm cỡ 21,9g/con với mật độ 403 con/m3. Tôm sau đó được nuôi trong 38 ngày đến trọng lượng trung bình 25,2g và lượng sinh khối cuối cùng là 9,59 kg/m3.

Sử dụng 1 máy bơm công suất 2-hp, các máy phun có thể duy trì các mức oxy hòa tan gần bão hòa và tạo sự hòa trộn thích hợp trong suốt cột nước, nhờ thế loại bỏ nhu cầu về oxy bổ sung, các máy thổi khí, sục khí và khuyếch tán khí. 

Thí nghiệm thêm

Năm 2010, thí nghiệm thêm về máy phun này được thực hiện để đánh giá khả năng duy trì các mức oxy hòa tan thích hợp mà không cần sử dụng oxy tinh khiết và giữ chất hạt lơ lửng trong một hệ thống siêu thâm canh không thay nước.

Một nghiên cứu nuôi 87 ngày đã được thực hiện ở hai kênh nuôi raceway biofloc siêu thâm canh lấy nước được trộn từ nước biển và nước giàu biofloc. Để tạo thông khí, hòa trộn và tuần hoàn, 14 vòi không lỗ Venturi được bố trí song song theo hướng của dòng chảy dọc theo đáy mỗi vách kênh. Ngoài ra, một vòi được sử dụng để cấp nguồn cho máy hớt bọt tự chế nhằm loại bỏ hạt và chất hữu cơ hòa tan. Hai máy bơm với tổng công suất 5hp được sử dụng để cấp nguồn cho 15 vòi ở mỗi kênh nuôi raceway.

Tôm trọng lượng 8,5 g được thả với mật độ 270/m3 và chế độ cho ăn chứa 35% protein thô. Hàng tuần thường xuyên bổ sung nước mới để duy trì độ mặn, nhưng các kênh nuôi raceway vẫn duy trì không thay nước. Nhiệt độ nước, độ mặn, pH và oxy hòa tan trung bình tương ứng là 30˚C, 30,8 ppt, 7,0 và 5,8 mg/L. TAN và NO2-N vẫn dưới 0,5 mg/L trong suốt nghiên cứu. Các mức NO3-N tăng từ 61 mg/L tại thời điểm thả giống lên khoảng 400 mg/L khi thu hoạch.

Các kết quả

Do nhiệt độ giảm, tôm được thu hoạch ở cỡ khoảng 26,1 g (6,4 kg/m3) trước khi hệ thống đạt khả năng sinh khối tối đa của nó. Bảng 3 tóm tắt các kết quả. Tỷ lệ sống cao và tôm tăng trưởng trung bình 1,4 g/ tuần với các trọng lượng cuối cùng trung bình là 26,2 g. Tuy nhiên, hệ số chuyển đổi thức ăn cao khác thường (2,5:1). Dự kiến các nghiên cứu trong tương lai sẽ chú tâm vấn đề này.

Nghiên cứu này đã cho thấy các máy phun có khả năng duy trì các mức oxy hòa tan (D.O) gần bão hòa không cần oxy bổ sung hoặc sử dụng các băng chuyền cho ăn ở mức sinh khối thu hoạch là 6,4 kg/m3. Hệ thống thông khí có khả năng hòa trộn tốt và giữ chất hạt lơ lửng trong môi trường nuôi. Ngoài ra, các máy phun được sử dụng để vận hành các máy hớt bọt đều thích hợp để giữ chất hạt dưới các mức chỉ tiêu TSS.

Các kết quả đã cho thấy hệ thống thông khí này có thể loại bỏ nhu cầu sử dụng lỗ Venturi và các thiết bị như là các máy khuếch tán khí và sục khí để duy trì mức oxy hòa tan (D.O) và hòa trộn nước.

Tiến sĩ Tzachi M. Samocha, Timothy C. Morris, Jong Sheek Kim, Eudes S. Correia, Bob Advent 
Bài viết này được dịch bởi Phòng Kỹ Thuật Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học A.T.C 
Nguồn: Theo Advocate – Tạp chí thủy sản nuôi toàn cầu tháng 09-10/2012

Ứng dụng công nghệ biofloc, giải pháp kỹ thuật thay thế cho nghề nuôi tôm he thương phẩm hiện nay tại Việt Nam


1. Mục đích

Giới thiệu phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm he thương phẩm bằng cách ứng dụng công nghệ tạo biofloc: bổ sung C hữu cơ, tạo nên tỉ lệ C/N phù hợp để vi sinh vật chuyển hóa được lượng N thừa thải ra từ thức ăn, tạo sinh khối vi sinh giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho tôm.

2. Nội dung

2.1. Đặt vấn đề

a) Hiện trạng nghề nuôi tôm tại Việt Nam và các giải pháp thay thế

Hai loài tôm he chủ yếu đang được nuôi tại Việt Nam là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm sú là loài tôm bản địa, là đối tượng nuôi chủ lực của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam từ 2007 trở về trước. Tuy nhiên, gần đây diện tích và sản lượng nuôi loài tôm này giảm sút do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Tôm thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam từ 2001, bắt đầu mở rộng diện tích nuôi từ năm 2004. Từ năm 2008, tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng nuôi thay thế tôm sú ở các vùng nuôi thâm canh. Năm 2011, với tổng diện tích nuôi tôm tại Việt Nam là 656.426 ha, diện tích nuôi tôm sú: 623.377 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng: 33.049 ha, chỉ chiếm hơn 5%. Tuy nhiên, sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2011 là 139.400 tấn, chiếm đến 32,42% sản lượng tôm nuôi cả nước (430.000 tấn). Tuy nhiên, sau vài năm phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nghề nuôi tôm tại Việt Nam lại phải đối đầu với dịch bệnh. Năm 2011, dịch bệnh bùng phát tại đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tôm nuôi bị bệnh lên đến 85.000 ha, với lượng giống thả khoảng 15 tỷ con, trong đó Sóc Trăng thiệt hại nhiều nhất, trên 80% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Năm 2012, dịch bệnh diễn ra đều khắp ở các vùng nuôi tôm của cả nước. Nghề nuôi tôm Việt Nam cần có phương pháp nuôi mang tính ổn định và bền vững.

Một số giải pháp nên được lưu ý: (1) Giảm mật độ nuôi. Tôm chân trắng nên nuôi với mật độ khoảng 80 con/m2. (2) Áp dụng phương pháp cho ăn nhiều lần, hoặc sử dụng máy cho ăn để giảm lượng thức ăn sử dụng nhưng không giảm sinh trưởng của tôm nuôi. (3) Luân canh, xen vụ: Có thể nuôi cá chẽm,…., nhằm thay đổi ký chủ. (4) Ứng dụng công nghệ Biofloc. (5) Ứng dụng công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (race-way system) và tái sử dụng nước (RAS).

Nuôi tôm siêu thâm canh là hướng mà nghề nuôi tôm nước ta cần vươn tới. Với hiện trạng nghề nuôi tôm hiện nay, ứng dụng công nghệ biofloc có thể được xem là một giải pháp thay thế tích cực có thể áp dụng rộng rãi, thay cho công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo để giải quyết lượng nitơ thải ra từ thức ăn gây nên sự biến đổi bất lợi cho môi trường ao nuôi.

b) Sự chuyển hóa N trong ao nuôi tôm và các giải pháp tái sử dụng nguồn N thải ra từ thức ăn

Ước tính chỉ khoảng 20-40% (trung bình 25%) lượng N từ thức ăn được tích lũy thành sinh khối cơ thể tôm. Lượng dinh dưỡng còn lại sẽ bị thải vào môi trường theo sản phẩm bài tiết của tôm và từ thức ăn thừa. Trong ao nuôi thâm canh, 90% lượng N tích lũy trong chất thải ở dạng Amonium (NH3 hoặc NH4+). Amonium hình thành trong ao có thể do tôm thải trực tiếp chất bài tiết hoặc từ quá trình khoáng hóa chất hữu cơ tạo nên (do vi khuẩn).

Trong môi trường ao nuôi, Amonium là khí độc, gây chết tôm nếu tồn tại với tỷ lệ cao ở dạng NH3 (phụ thuộc vào pH); gây nên sự phì dưỡng, dẫn đến sự nở hoa của tảo. Tảo tàn lụi sẽ gây nên sự căng thẳng về môi trường. Xác tảo bị phân hủy, tái khoáng hóa lại tạo thành Amonium.

Các giải pháp quản lý và tái sử dụng nguồn nitơ:

(i) Thay nước

Thay nước sẽ giúp đào thải trực tiếp khỏi môi trường ao nuôi nguồn nitơ thải ra từ thức ăn. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây nên sự ô nhiễm môi trường chung, tốn nhiều nước sạch (Ước tính cần 20 m3 nước sạch cho 1 kg tôm thẻ chân trắng thương phẩm), không tái sử dụng được nguồn dinh dưỡng bị đào thải, và không phù hợp với nghề nuôi tôm hiện nay: nuôi ít thay nước để hạn chế rủi ro do thay nước thường xuyên gây ra.

(ii) Áp dụng công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo

Trong môi trường ao nuôi tôm mà vi tảo chiếm ưu thế (Green water system), vi tảo được xem như một yếu tố quan trọng để kiểm soát chất lượng nước. Với công nghệ này, nguồn N thải được chuyển thành nguồn dinh dưỡng trong tảo (chủ yếu), rong biển và thực vật thủy sinh khác, sau đó:

+ Quản lý vi tảo, cố gắng duy trì sự ổn định của tảo bằng nhiều giải pháp. Đào thải vi tảo thông qua thay nước: Hạn chế thay nước vào đầu vụ, tăng tỷ lệ thay nước vào cuối vụ. Một phần N được đào thải qua bùn đáy (xác tảo, sản phẩm bài tiết, thức ăn,….). Đây là giải pháp chính của nghề nuôi tôm hiện nay.

+ Chuyển nguồn dinh dưỡng từ tảo và thực vật thủy sinh sang động vật ăn tảo và ăn thực vật thủy sinh: (1) Nuôi ghép trực tiếp trong ao các loài ăn tảo và thực vật thủy sinh như cá măng biển, cá đối,…. Khả năng ứng dụng của giải pháp này rất hạn chế do cần sinh khối lớn các loài cá nuôi ghép (có giá trị thấp) để giải quyết sự bùng phát của vi tảo. (2) Sử dụng hệ thống ao nuôi nước tuần hoàn kín: Nước từ ao nuôi tôm  ao nuôi động vật thân mềm hai vỏ  ao nuôi cá măng biển, cá đối, rô phi  ao trồng rong biển  sục khí  ao chứa 1  ao chứa 2  ao nuôi tôm. Giải pháp này đã được thực nghiệm vào đầu những năm 1990 nhưng không được ứng dụng rộng rãi do cần diện tích lớn (60% tổng diện tích) cho việc xử lý nước.

+ Sự bất lợi của công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo

* Để chuyển hóa N thải thành N trong tảo, phải qua các quá trình trung gian như quá trình nitrat hóa với tốc độ chậm.
* Tảo hấp thụ N không liên tục (ban đêm, những ngày trời mây mù, trời mưa).
* Tảo không thể hấp thụ hết lượng N thải ra trong ao nuôi thâm canh. Một ví dụ tính toán:

Trong tảo, tỷ lệ N/C = 1/6. Trong ao nuôi thâm canh mà tảo chiếm ưu thế (green water system), năng suất sinh học sơ cấp trung bình đạt: 4 g C/m2/ngày. Khả năng hấp thụ nitơ của tảo: 4 x 1/6 = 0,66 g N/m2/ngày. Trong khi đó, ví dụ ở ao nuôi tôm có năng suất 10 tấn/ha, thức ăn có hàm lượng protein 28%, khẩu phần: 3% khối lượng thân (BW), lượng N cung cấp cho 1m2 ao nuôi (thời điểm cuối vụ): 1000 g tôm/m2 x 3%/ngày x 28% x 16% = 1,34 g N/m2/ngày. (16% là tỷ lệ nitơ có trong protein; 75% lượng N này bị thải ra môi trường, tương đương với: 1,34 g N/m2/ngày x 75% = 1,005 g N/m2/ngày). Ví dụ trên cho thấy: ngay cả khi vi tảo phát triển ổn định nhất cũng không thể hấp thụ hết lượng nitơ thải ra từ thức ăn.

+ Sự phát triển không ổn định của vi tảo sẽ tạo nên những thời điểm căng thẳng về môi trường ao nuôi.

(iii) Sử dụng trực tiếp nguồn dinh từ mùn bã hữu cơ và sinh khối vi sinh vật phát triển trên mùn bã hữu cơ

Nuôi ghép trực tiếp trong ao các loài ăn mùn bã hữu cơ như cá rô phi. Bên cạnh việc cần sinh khối lớn cá nuôi ghép và sự hạn chế về giá trị sản phẩm nuôi ghép, cần lưu ý mùn bã hữu cơ có giá trị dinh dưỡng thấp. Nguồn dinh dưỡng quan trọng là sinh khối vi sinh vật phát triển trên mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, trong điều kiện ao nuôi bình thường (chưa có tác động kỹ thuật), chỉ khoảng 7% N và 6% P từ thức ăn được chuyển thành sinh khối của vi khuẩn (trong khi lượng N mất từ thức ăn khoảng 60 – 80%, trung bình 75%).

(iv) Sử dụng công nghệ biofloc

- Bổ sung thêm C hữu cơ để vi sinh vật sử dụng hiệu quả nguồn N thải ra từ thức ăn, chuyển thành sinh khối vi sinh vật làm thức ăn cho tôm. Quản lý môi trường dựa vào biofloc có các ưu điểm: Giảm amonium hiệu quả do quá trình hấp thu N của vi khuẩn liên tục, diễn ra cả ngày và đêm, và nhanh gấp 10 lần quá trình nitrat hóa. Tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng từ thức ăn: Lượng N thức ăn được tôm tích lũy trong cơ thể tăng lên, trung bình: 45% (thay vì chỉ 25%), lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho tôm nuôi giảm khoảng 20%. Hệ vi sinh có lợi kiềm hãm các vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, sử dụng công nghệ biofloc sẽ nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ao nuôi, giảm dịch bệnh, giảm lượng thức ăn thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng của thức ăn.

- Nhược điểm của công nghệ này là cần oxy hòa tan. Do đó, phải chú trọng đến việc sục khí trong suốt quá trình nuôi.

- Tại Indonesia, đến năm 2009 đã có 33 trang trại nuôi tôm áp dụng công nghệ này và đạt hiệu quả cao. Ao nuôi được lót bạt HDPE hoặc bê tông. Mật độ thả tăng lên đến 250 - 260 con/m². Năng suất nuôi có thể đạt tới 38 - 49 tấn/ha/vụ, thường từ 24 - 25 tấn/ha/vụ. Chi phí sản xuất giảm khoảng 15 - 20%, năng suất và kích thước tôm khi thu hoạch đều được cải thiện, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp do không cần phải thay nước.

- Công nghệ biofloc được áp dụng không chỉ cho nghề nuôi tôm mà còn được sử dụng trong nuôi cá, như cá rô phi.

- Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty, người nuôi tôm đang thử áp dụng công nghệ này. Các cơ quan chức năng phụ trách về nuôi thủy sản của nhiều tỉnh rất chú trọng đến việc áp dụng công nghệ biofloc.

2.2. Giải quyết vấn đề

2.2.1. Khái niệm biofloc

Biofloc (kết tủa sinh học/kết dính sinh học), hoặc Activated sludge (bùn hoặc tính) là tập họp các loại vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối, bông xốp, màu vàng nâu, với trung tâm là hạt chất rắn lơ lửng trong nước.

Điều kiện để tạo nên biofloc: Phải có sự hiện diện của các vi sinh vật có khả năng sinh ra polymer sinh học (bio-polymer) là Polyhydroxy alkanoate (PHA), đặc biệt là Poly beta-hydroxy butirate. Các polymer sinh học có tác dụng kết dính các thành phần khác tạo thành biofloc ở dạng bông, lơ lửng trong nước. Poly beta-hydroxy butirate còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Các loài vi sinh vật có khả năng tạo polymer sinh học: Zooglea ramigera, Escherichia intermedia, Paracolobacterium aerogenoids, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Flavobacterium, Pseudomonas alcaligenes, Sphaerotillus natans, …..

Thành phần biofloc bao gồm: Hỗn hợp các vi sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn tạo floc và vi khuẩn sợi), mảnh vụn, keo, polymer sinh học, cation, tế bào chết, muối tinh thể,….Bám vào biofloc còn có vi tảo (tảo sợi, tảo silic), nấm, động vật nguyên sinh, động vật phù du (luân trùng,…), giun tròn,…,Trong biofloc, vật chất hữu cơ chiếm 60-70%, vật chất vô cơ chiếm 30-40%. Trong vật chất hữu cơ, vi khuẩn sống chiếm khoảng 2-20%. Mật độ sinh khối vi khuẩn trung bình: 1 g tươi/ml biofloc. Biofloc có cấu trúc rỗng, xốp (99% thể tích là khoảng không), kích thước không nhất định, có thể biến đổi: 0,1 – 2 mm, tốc độ chìm lắng chậm: 1-3 m/giờ.

2.2.2. Tỉ lệ C/N và tính toán lượng carbohydrate cần bổ sung

Vấn đề mấu chốt trong công nghệ biofloc là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật dị dưỡng phát triển, hấp thụ amonium, tạo sinh khối làm thức ăn cho vật nuôi.

Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng C hữu cơ được bổ sung và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để tổng hợp nên protein. Nếu bổ sung C với tỷ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật.

Tỷ lệ C:N tối ưu để hình thành biofloc: >12,5 : 1. Với C:N = 10:1, vi khuẩn dị dưỡng có thể hấp thụ hoàn toàn 10 mg NH4+-N/lít nước ao nuôi trong 5 giờ. Quá trình hấp thụ amonium sẽ chậm hơn 26 lần nếu không cung cấp thêm nguồn C hữu cơ từ bên ngoài vào.

Nguồn carbon hữu cơ bổ sung có thể làm thay đổi số lượng, thành phần của polymer sinh học trong biofloc (Nguồn C hữu cơ là Acetate (CH3COO-), polimer sinh học tạo thành là Poly beta-hydroxy butirate Nếu bổ sung Propionate (C2H5COO-), polimer sinh học là 3-hydroxy-2-methylvalerate và polyhydroxyvalerate).

Carbon hữu cơ thường được bổ sung thông qua các carbohydrate như: tinh bột, rỉ đường, cám gạo, glycerol,…, hoặc bằng cách thay đổi thành phần thức ăn: tăng hàm lượng carbohydrate và giảm protein (Tỷ lệ C trong carbohydrate thường là 50%). Carbohydrate nên được bổ sung định kỳ để tạo ra sự luân phiên giữa điều kiện phú dưỡng và cạn kiệt tạm thời.

Các chỉ số áp dụng khi tính toán lượng C bổ sung:

- Lượng N thải vào môi trường từ thức ăn

Trong sản xuất, để đơn giản, lượng nitơ (∆N) trong amonium tổng số có thể được tính toán dựa vào: Lượng thức ăn đã sử dụng (W thức ăn). Tỷ lệ N trong thức ăn (% N thức ăn = % Protein thức ăn x 16%, với 16% là tỉ lệ N trung bình có trong protein). Và % N thải ra chuyển thành amonium (thường ước tính khoảng 50% ).

∆N = W thức ăn x % N thức ăn x % N thải
= W thức ăn x % Protein thức ăn x 16% x 50%
= 0,08 x W thức ăn x % Protein thức ăn

(∆N là lượng nitơ vi sinh vật chuyển hóa được. Trong trường hợp này, chúng ta mong muốn toàn bộ lượng nitơ thải ra từ thức ăn đều được chuyển hóa thành sinh khối vi sinh vật, cho nên ∆N cũng chính là lượng nitơ thải ra từ thức ăn).

- Hiệu quả chuyển hóa C của vi sinh vật

E = C đồng hóa (∆Cmic )/C hấp thụ (∆C). E thường: 40-60% (chọn gần đúng: E = 40% = 0,4)

- Tỷ lệ C:N thích hợp cho hình thành biofloc là 10 hoặc 12.

- Trong cơ thể vi sinh vật, tỷ lệ C/N thường là 4/1 (∆Cmic/∆N =4).

- ∆CH là lượng carbohydrate cần bổ sung. Tỉ lệ C trong carbohydrate bổ sung thường là 50%. Vì vậy: ∆C/∆CH = 50%.

Lượng N được vi sinh vật hấp thụ để tổng hợp protein: ∆N = ∆Cmic : 4 = 0,4 x ∆C : 4 = 0,4 x 0,5 x ∆CH : 4 = 0,05 x ∆CH

Hay: ∆CH = ∆N/0,05

Tức là: Để vi khuẩn chuyển hóa 1g NH4+-N/m3, cần cung cấp 20 g carbohydrate/m3.

Có thể tính lượng carbohydrate cần thiết trực tiếp theo lượng thức ăn sử dụng:

Ví dụ: Ao nuôi 5000 m2. Độ sâu: 1,5 m. Tổng khối lượng tôm trong ao: 7.500 kg. Thức ăn có 28% protein. Khẩu phần: 2,5%. Chọn C:N = 12:1.

Tính cho 1 m3 nước ao nuôi: Mật độ sinh khối tôm: 1 kg/m3.

Lượng thức ăn: 1 x 2,5% = 0,025 kg/m3/ngày = 25 g/m3/ngày

∆N = 0,08 x W thức ăn x % Protein thức ăn = 0,08 x 25 x 28% = 0,56 g/m3/ngày

Nhu cầu C: ∆C = 12 x ∆N = 12 x 0,56 = 6,72 g/m3/ngày

Lượng carbohydrate cần bổ sung: ∆CH = ∆C : 50% = 6,72 : 0,5 = 13,44 g/m3/ngày

(Có thể thấy: Lượng carbohydrate bổ sung hơn 50% lượng thức ăn đã cho ăn).

- Nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc (hoàn toàn không có vi tảo): Lượng carbohydrat bổ sung bằng khoảng 50% lượng thức ăn.

- Nuôi tôm với công nghệ semi-biofloc (có kèm theo vi tảo): Lượng carbohydrat bổ sung bằng khoảng 20% lượng thức ăn.

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì biofloc trong ao nuôi tôm

i. Tỷ lệ N/P

Tỷ lê N/P quyết định thành phần tảo (tự dưỡng) hay vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế trong ao.

N/P < 10, dinoflagellata (tảo giáp) chiếm ưu thế
N/P = 10-20, tảo lục, tảo silic, tảo giáp và vi khuẩn sẽ cân bằng
N/P > 20, vi khuẩn chiếm ưu thế

Trong ao nuôi với công nghệ biofloc, cần duy trì N/P > 20, bằng cách dùng zeolite để hấp thụ bớt P. Không dùng urea để nâng N/P, vì sẽ làm cho tảo nhanh chóng chiếm ưu thế.

ii. Độ kiềm

Duy trì độ kiềm 100-200 mg CaCO3/lít bằng vôi CaCO3 hoặc Dolomite (1-20 ppm, mỗi 1-2 ngày).

iii. Oxy hòa tan (DO)

Trong ao nuôi áp dụng biofloc, nhu cầu oxy cao, cần thiết cho sự hoạt của các vi sinh vật hiếu khí. Yêu cầu: > 4 mg O2/lít. Sục khí để bảo đảm DO và bảo đảm sự lơ lửng của biofloc nhưng không ảnh hưởng đến cấu trúc của floc. Thực nghiệm cho thấy: Năng lượng dùng cho đảo nước ở mức 0,1-10 W/m3, floc được tạo thành tốt.

iv. Nhiệt độ

Theo các nghiên cứu nước ngoài: 24 -26oC là nhiệt độ tối ưu.

Tuy nhiên, nghiên cứu tại Việt Nam, nhiệt độ trong khoảng 28 - 30oC thích hợp nhất. Ở nhiệt độ này, hệ vi khuẩn phát triển tối ưu, hệ vi khuẩn sinh polymer sinh học có hoạt lực cao, kết dính các hạt floc, vì vậy làm tăng chỉ số FVI (chỉ số thể tích của floc, đơn vị: ml/g. FVI yêu cầu > 200 ml/g).

v. pH

pH thích hợp nhất cho biofloc: 7,2-7,8. Tuy nhiên, floc vẫn được tạo thành và duy trì tốt ở pH tốt nhất cho tôm (7,8-8,2).

2.2.4. Một số trường hợp biến đổi bất lợi của biofloc và giải pháp khắc phục

- Biofloc nổi bọt: Do vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh. Xử lý: Calcium peroxide (CaO2): 10 ppm. Sau đó thay nước 5-6 ngày. Sau 6 ngày nếu vẫn còn nổi bọt, bón tiếp Calcium peroxide: 10 ppm và lặp lại quy trình.

- Biofloc quá dày: Loại bỏ bớt biofloc bằng cách thay nước hoặc cho nước chảy tràn qua ống chống tràn.

- Biofloc giảm, nước có màu xanh lá cây: Không pha loãng nước 5-6 ngày, diệt tảo lam hoặc tảo lục.

- Biofloc giảm, nước có xu hướng chuyển sang màu nâu đỏ: Không pha loãng nước 5-6 ngày. Bón CaCO3 20 ppm hàng ngày. Sử dụng Calcium peroxide.

2.2.5. Thông tin về quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc đang thực nghiệm Viêt Nam

Phương pháp áp dụng biofloc đang thực nghiệm (tại Phòng Kinh tế Cần Giờ):

- Ao lót bạt HDPE (với ao không lót bạt, chỉ thích hợp cho ứng dụng semi-biofloc). Tăng sục khí: 30-32 HP /ha.

- Chuẩn bị ao nuôi: Gây màu biofloc thay cho gây màu bằng vi tảo.

+ Trước khi thả giống 15 ngày: Cải tạo ao nuôi, bơm nước.
+ Trước khi thả giống 12 ngày: Gây màu biofloc: Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột mì (hoặc bột gạo), và 15 kg NutriLake.
+ Trước khi thả giống 11 ngày: Yêu cầu độ kiềm: 100-200 mg CaCO3/lít. Nếu < 90 mg CaCO3/lít, bón 50 kg Dolomite.
+ Trước khi thả giống 10 ngày: Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 10 kg mật đường.
+ Trước khi thả giống 9 ngày: Nếu độ kiềm < 100 mgCaCO3/lít, bón 50 kg Dolomite.
+ Trước khi thả giống 8 ngày: Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột mì.
+ Trước khi thả giống 7 ngày: Nếu độ kiềm < 100 mgCaCO3/lít, bón 50 kg Dolomite.
+ Trước khi thả giống 6 ngày: Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột mì.
+ Trước khi thả giống 5 ngày: Kiểm tra pH, độ kiềm, DO. Điều chỉnh độ kiềm bằng CaCO3 và Dolomite.
+ Trước khi thả giống 3 ngày: Bón 10 kg thức ăn + 10 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 10 kg bột mì hoặc mật đường. (Nếu độ trong > 50cm, bón lượng gấp đôi).
+ Trước khi thả giống 1 ngày: Nếu độ trong > 40cm, bón 10 kg thức ăn + 10 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 5 kg bột mì hoặc mật đường.

- Trong quá trình nuôi:

Bổ sung bột mì/mật đường 3 lần/tuần với lượng bằng 50% lượng thức ăn cho ăn trong tuần.

Kiểm tra lượng biofloc: Lấy mẫu lúc 10-11 giờ. Dùng 3 bình nón 1lít, lấy mẫu trước quạt nước ở độ sâu 15 cm, để lắng 30 phút. Yêu cầu lượng biofloc: 3-11 ml. Nếu lượng biofloc <3 ml, tăng lượng thức ăn 100-200% (lượng bột mì/mật đường bổ sung tăng theo thức ăn). Nếu lượng biofloc > 15 ml, ngưng bón bột mì/mật đường.

Lưu ý theo dõi ngày nuôi 25-50, khi môi trường chuyển sang hoàn toàn biofloc. Không thay nước, chỉ bổ sung nước.

2.3. Kết luận

- Ứng dụng công nghệ biofloc đang được ứng dụng hiệu quả ở một nước, là giải pháp có thể được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, mang lại hiệu quả quản lý môi trường, giảm lượng thức ăn.

- Ứng dụng công nghệ biofloc đang được quan tâm bởi nhiều công ty, doanh nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam hiện nay.

Lục Minh Diệp
Nguồn: Ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Nha Trang, tháng 11 năm 2012.